Nợ xấu Ngân hàng là gì, cách kiểm tra và xóa nợ xấu

Có những trường hợp ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho cá nhân hoặc tổ chức vì lý do nợ xấu. Vậy nợ xấu ngân hàng là gì, cách kiểm tra và xóa nợ xấu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó

Nợ xấu ngân hàng, cách kiểm tra và xóa nợ xấu

1.Phân loại nhóm nợ của khách hàng

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng ngân hàng đánh giá có đủ khả năng thu hồi nợ gốc cộng với lãi đúng thời hạn. Nếu nợ quá hạn từ 1 đến 10 ngày vẫn nằm trong nhóm nợ đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi nợ quá hạn 150%

Nhóm 2 (Nợ chú ý):Các khoản nợ trả quá hạn từ 10 đến 90 ngày

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ trả quá hạn từ 90 đến 180 ngày

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Những nhóm nợ được phân loại từ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) được liệt vào nợ xấu ngân hàng

2.Cách kiểm tra nợ xấu

Tín dụng Ngân hàng kiểm tra lịch sử nợ của khách hàng bằng cách nhập mã số chứng minh nhân dân lên hệ thống CIC, từ đó Trung tâm tổ chức tín dụng (CIC) sẽ liệt kê hết lịch sử vay nợ và trả nợ của khách hàng, dựa vào kết quả đó để phân loại nhóm nợ

CIC hay còn được gọi là trung tâm tổ chức tín dụng

CIC là viết tắt của Credit Information Center hay còn được gọi là trung tâm tổ chức tín dụng. Hệ thống này có chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và đưa ra các dự báo về tình hình tài chính tín dụng trong và ngoài nước theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Khi khách hàng đăng kí một khoản vay bất kỳ trong các nhóm vay tín chấp, vay thế chấp, mua nhà trả góp… hệ thống tín dụng của ngân hàng đó sẽ cập nhật thông tin của khách hàng lên hệ thống CIC để ngân hàng Nhà nước có thể quản lý. Nhờ có hệ thống CIC, Ngân hàng Nhà nước nói chung và các Ngân hàng đơn vị có thể quản lý các hoạt động nợ của đất nước và đánh giá uy tín tín dụng của mọi khách hàng

3.Nợ xấu có vay được ngân hàng không

Người từng đi vay trước đó thuộc nhóm nợ 1, 2 vẫn được các ngân hàng như Shinhan bank, VIB, Tpbank, Vpbank, Seabank,… tiếp tục duyệt vay. Nếu khách hàng rơi vào nhóm nợ 3,4,5 thì khả năng được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay rất thấp

Ngân hàng duyệt vay nợ xấu

4.Cách xóa nợ xấu ngân hàng

Để xóa nợ xấu trước tiên khách hàng vay vốn phải tất toán khoản vay dính nợ xấu đó, rồi chờ một thời gian để Ngân hàng nhà nước xóa nợ xấu trên CIC. Theo quy định của Ngân hàng thời gian để xóa nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là 5 năm kể từ ngày tất toán khoản vay.

Trường hợp khách quan nợ xấu do lỗi của tổ chức tín dụng, hoặc chuyên viên tín dụng lừa đảo,…khách hàng cần liên hệ Ngân hàng tiếp quản khoản vay để khiếu nại và yêu cầu xóa nợ xấu ngay.

Các tin khác